Phần mềm ERP là gì? Có phải là giải pháp quản lý toàn diện cho doanh nghiệp?
Phần mềm ERP được thiết kế như một hệ thống ứng dụng tích hợp nhằm hỗ trợ các hoạt động đa dạng của doanh nghiệp từ quản lý tài chính, chuỗi cung ứng, quản lý quan hệ khách hàng (CRM), quản lý sản xuất cho đến quản lý nhân sự (HRM), tiền lương,… Điểm đặc biệt của ERP đó là khả năng kết hợp thông tin và quy trình từ các bộ phận/phòng ban khác nhau để tạo ra một nguồn dữ liệu thống nhất và đồng bộ.
Bằng việc tổng hợp các hoạt động và thông tin, phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP hỗ trợ quản lý các quy trình kinh doanh một cách hiệu quả bao gồm đặt hàng, sản xuất, quản lý kho, tài chính và kế toán. Điều này không chỉ giúp nhà quản lý kiểm soát được dòng chảy dữ liệu mà còn tăng cường tính linh hoạt, giảm thiểu lỗi sai sót và giảm chi phí phát sinh.
So với các phần mềm quản lý thông thường khác thì giải pháp ERP có khả năng tích hợp với các tính năng quản trị khác của doanh nghiệp. Mặc dù việc triển khai và sử dụng phần mềm ERP được chia thành nhiều giai đoạn và phức tạp hơn nhưng những lợi ích và hiệu quả mà nó mang lại thì không ai có thể phủ nhận.
Lợi ích của việc tích hợp phần mềm ERP với các hệ thống quản lý khác
1. Đồng bộ dữ liệu của các phòng ban chính xác và nhanh chóng
Việc tích hợp phần mềm ERP sẽ đảm bảo sự nhất quán và đảm bảo mức độ chính xác của thông tin. Đồng thời bỏ đi được các bước nhập liệu thủ công cùng, giảm khả năng sai sót và trùng lập dữ liệu trùng lặp và lỗi dữ liệu của các bộ phận khác nhau. Qua đó đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin được cải thiện và quá trình ra quyết định dựa trên dữ liệu trở nên hiệu quả hơn.
2. Hỗ trợ hoạch định kinh doanh
Giải pháp ERP giúp dòng dữ liệu chảy được liền mạch ngay tại thời gian thực. Thông tin cập nhật liên tục về các bộ phận giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định nhanh chóng và phản ứng linh hoạt với những biến động trên thị trường, nhu cầu của khách hàng và các yêu cầu nội bộ.
3. Tự động hóa quy trình làm việc
Khi áp dung phần mềm quản trị doanh nghiệp, việc xử lí các quy trình làm việc phức tạp và mất nhiều thời gian sẽ không còn là vấn đề đối với ban điều hành. Các công việc như nhập liệu thủ công, giám sát thủ tục giấy tờ sẽ được tự động hóa giúp cải thiện hiệu suất, giảm thời gian xử lý và tăng cường năng suất lao động.
4. Quản lý tồn kho và kiểm soát chuỗi cung ứng
Với nhiều tính năng được tích hợp trên cùng một hệ thống, phần mềm ERP cũng có khả năng kiểm soát số lượng hàng tồn kho, thực hiện quản lý đơn hàng và cải thiện quản lý hậu cần. Song song với đó, quy trình kiểm soát chuỗi cung ứng như thu mua, sản xuất, quản lý và phân phối cũng trở nên tối ưu hơn. Điều này tạo nên sự khác biệt so với những doanh nghiệp thực hiện quản lý một cách thông thường khi chi phí và thời gian là hơn đáng kể nhưng lại không đảm bảo được khả năng sản xuất.
Ngoài phần mềm ERP thì OMEGA còn phát triển thêm hệ sinh thái Mobile Apps giúp nhà quản lý điều hành các hoạt động như quản lý tồn kho, đơn hàng bán, đơn hàng mua, duyệt chứng từ nhập/xuất kho,… trực tiếp trên thiết bị di động một cách hiệu quả và nhanh chóng.
5. Hỗ trợ phân tích báo cáo tài chính
Không chỉ thực hiện các hoạt động quản lý tổng thể của doanh nghiệp mà dự án ERP còn có thể tích hợp với các phần mềm phân tích tài chính một cách chuyên nghiệp và trực quan hóa. Các chỉ số tài chính có thể được phân tích bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo lưu chuyển tiền tệ… Sự tích hợp này sẽ loại bỏ nhu cầu đối chiếu thủ công và cung cấp thông tin chi tiết về tài chính cần thiết để lập kế hoạch tài chính, quản lý ngân sách và tạo ra các báo cáo hiệu quả.
Hoàn toàn hiểu rằng việc quản lý tài chính doanh nghiệp không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chính vì lẽ đó, OMEGA muốn giới thiệu sản phẩm “DASHBOARD – Phân tích tài chính” với bạn, sản phẩm đã được phát triển với sự kết hợp hoàn hảo giữa số liệu kế toán sẵn có của bạn và sức mạnh của nền tảng Power BI của Microsoft.
6. Hỗ trợ quản lý quan hệ khách hàng
Phân hệ quản lý quan hệ khách hàng (CRM) được sử dụng hầu hết tại doanh nghiệp hiện nay. Giúp nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về thông tin của từng khách hàng để hỗ trợ chăm sóc từ khâu mua hàng đến những khâu hậu cầu. Điều này tạo ra cơ hội nâng cao trải nghiệm, tăng khả năng giữ chân khách hàng cũng như định rõ mục tiêu cho các chiến dịch tiếp thị và tối ưu hóa quy trình bán hàng.